Bài của tôi bằng tiếng Việt

1.Sự Đàn áp của Ki-tô giáo dưới thời nhà Nguyễn

https://drive.google.com/file/d/1P9qRW_clcWhkYqaS3PiUS33SuXgBrKMX/view?usp=sharing

Một trong những lý do người Pháp đưa ra để biện minh cho cuộc tấn công của họ vào Đà Nẳng năm1858 là để bảo vệ các Kitô hữu đang bị Hoàng đế Tự Đức đàn áp. Trong một bức thư gởi cho Hoàng đế Napoléon III, đức cha Huc, một giáo sĩ nổi tiếng nhờ các chuyến truyền giáo của ông bên Trung Quốc và Tây Tạng, khẳng định : « dân Việt, hiền lành, siêng năng, rất dễ thấm nhuần giáo thuyết Kitô, đang rên rỉ dưới sự bạo lực. Họ sẽ chào đón chúng ta như những ân nhân giải phóng. Ta chỉ cần ít thời gian sau đó để biến họ hoản toàn thành người công giáo và hết long theo chúng ta »[1].

Nhiều sử gia nói về sự đàn áp của các Kitô hữu nhưng ít ai giải thích vì sao có sự đàn áp đó. Những lý do đó được trình bày trong cuốn sách mới xuất bản bằng Pháp ngữ “Việt Nam- L’histoire politique des deux guerres- Guerre d’Indépendance (1858-1954) et guerre idéologique (1945-1975)” (Việt Nam- Lịch sử chánh trị của hai cuộc chiến tranh - Chiến tranh dành độc lập (1858-1954) và chiến tranh tư tưởng hay chiến tranh Bắc-Nam (1945-1975)), tác giả Nguyễn Ngọc Châu, nxb Nombre 7, Nimes, 2020.

Kito6 giáo vào Việt Nam vào đầu thế ky3XVI với những dịp thăm viếng của các giáo sĩ truyền giáo Bồ Đào Nha. Vào thế kỷ XVII có sự xuất hiện của các linh mục truyền giáo dòng Jésuite, và sau đó dòng Dominican và Franciscan của Hội Truyền giáo ngoại quốc Paris ( Missions Etrangères de Paris- MEP)[2]

1.1.1 Một cộng đồng dị biệt

Những người theo Kitô giáo, rất đông ở miền Bắc, đoàn tụ thành cộng đồng có nghị thức và tập quán riêng biệt của họ ( không ly hôn, không đa thê, không tôn thờ tổ tiên, không kết hôn với người thuộc tôn giáo khác,v.v.) và sẳn sàng lôi kéo người khác vào tôn giáo của mình. Do đó họ bị dân chúng nghị kỵ và không được xem như người đồng chủng. Năm 1651, quyển “Giáo lý cho những người muốn được rửa tội trong tám ngày” (Catechism for those who want to be baptized in eight days) của Alexandre de Rhodes, đưa đến nhiều cảng thẳng : trong quyển sách, bài giảng ngày thứ tư đặt tâm chỉ trích Nho giáo, Lảo giáo và nhứt là Phật giáo, những giáo lý nầy đã kết hợp trong phong hóa người Viêt từ nhiều thế kỷ. Chính quyền đương thời đã phải can thiệp nhiều lần đểvtrấn an những hành động áp bức của dân chúng[3] , như ở Thừa Thiên và Thanh Hóa[4].

Tiếng nói truyền giáo quan trọng hơn truyền thống ngàn năm

Truyền thống Việt Nam nhấn mạnh ba quan hệ thâm căn trong Tam Cương (quân-thần theo chử Trung; cha-con theo Hiếu, và vợ-chồng theo Tiết Nghỉa)n và trong Ngũ luân (quân-thần,cha-con, chồng-vợ, anh chị em và bạn bè). Nhưng đối với người Kitô hữu, Thiên Chúa là đấng Tối Cao và ai ai cũng phải vang lời Thiên Chúa ( và những đại diện của Thiên Chúa) trước mọi việc.

Đọc tiếp với

https://drive.google.com/file/d/1P9qRW_clcWhkYqaS3PiUS33SuXgBrKMX/view?usp=sharing


[1] Trích dẩn từ Français et annamites, partenaires ou ennemis? 1856-1902 (Người Pháp và người An Nam, đối tác hay kẻ thù? 1856-1902) của Philippe Devillers, Ed. Denoel, 1998.

[2] Sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam sau nhiều thời gian truyền giáo từ 1624 đến 1845, Alexandre de Rhdes (1591-1660) đến Rome vào năm 1649 và đề nghị gởi giám mục đến các nước muốn truyền giáo thúc đẩy thành lập một hệ thống giáo sỉ bản địa. Vào năm 1653 ông đến Paris với đề nghị đó và ông được Công Giáo Pháp ũng hộ. Les Missions Etrangères de Paris (MEP) ra đời vào năm 1663 khi ông đã mất.

[3] Phong trào Văn Thân (Movement of the Literates), conggiao.info.

[4] Monarchie et Fait colonial au Việt Nam (1825-1925), le crépuscule d’un ordre traditionnel ( Chế độ quân chủ và thực dân ở Việt Nam (1825-1925), đời cuối của của một bkhuo6n khổ truyền thống), Nguyễn Thế Anh, éd. L’Harattan, 1992.

Hoàng tử Cảnh và Pigneau de Béhaine

Ngày 24 tháng tư năm 1926, Thượng Đế giải nghỉa như sau cho toàn Đạo:

« Xưa kia các dân tộc vì thiếu phương tiện xê dịch nên xa nhau, không quen biết nhau. Đức Chí Tôn đã tạo nên trong những thời kỳ khác nhau, ở những địa phương khác nhau nền ngũ chi Đại Đạo :

1/- Nhơn Đạo (KHỔNG TỬ)

2/- Thần Đạo (KHƯƠNG THÁI CÔNG)

3/- Thánh Đạo (GIÊSU)

4/- Tiên Đạo (LÃO TỬ)

5/- Phật Đạo (THÍCH CA MÂU NI)

Mỗi chi đặt trên những phong tục riêng biệt của nơi phát nguyên.

Ngày nay, giữa năm châu sự giao thông trở nên thuận tiện. Nhân loại hiểu biết nhau hơn, ước mong cảnh thanh bình thực sự. Nhưng vì sự hiện hữu của các giáo phái khác nhau mà loài người không sống hòa hợp với nhau được. Cho nên, Đức Chí Tôn quyết định hợp nhất ngũ chi để đưa về Đại Đạo Cao Đài duy nhất…».

Như vậy Thánh Đạo được Đức Jésus (GiêSu) giảng dạy, còn được gọi là Ki-tô giáo, là một trong năm chi mà Thượng đế đã tạo ra.

Vì Ki-Tô giáo thuộc ngũ chi, người Cao Đài cũng nên hiểu biết tôn giáo nầy có những đặc điểm gì. Ngoài ra câu « vì sự hiện hữu của các giáo phái khác nhau mà loài người không sống hòa hợp với nhau được » có nghỉa gì ? Ki-tô giáo và Cao Đài giáo có gì giống nhau và khác nhau ?

1. Những đặc điểm của Ki-tô giáo

Người ta thường nghỉ, đạo nầy do chính Đức Jésus sáng lập, và thường cho rằng, đặc điểm của đạo nầy là lòng nhân ái, là tình yêu bao quát, đại đồng.

Người Ki-tô giáo đầu tiên

Người Ki-tô giáo đầu tiên, nghỉa là người đã sáng lập ra Ki-tô giáo không phải là Đức Jésus, mà là ông Saül gốc từ Tarse. Khi Ngài chết trên thánh giá, Đức Jésus vẩn là người Do Thái theo đạo Do Thái. Chẳng hạn, khi Ngài vào Đền thờ Jésuralem, là đền thờ của Do Thái giáo, Ngài đánh đuổi những người buôn bán, những kẻ đổi tiền, và lật đổ bàn của họ và quở trách họ « Nhà ta được gọi là nhà cầu nguyện nhưng các ngươi biến thành hang ổ của bọn trộm cướp ».

Ông Saül, một người Do Thái mang quốc tịch La Mã (Rome), là một người chuyên môn truy nả những ai chống đối chánh quyền, kể cả những nhốm như nhốm của Đức Jésus. Lúc đó chánh quyền nầm trong tay của người La Mã, và do người La Mã chỉ định. Hai năm sau khi Đức Jésus mất, ông Saül đến gặp thánh Pierre và xin nhập nhốm ông nầy, vì ông đã hối cải: trên đường đi đến thành phố Damas, Đức Jesus có hiện ra trước mắt ông và đã làm ông hiểu là ông đã đi sai đường. Thánh Pierre sợ ông Saül là người do chánh quyền gởi đến để dọ thám, nên chấp thuận cho Ông Saül nhập vào nhốm, nhưng gởi ông ra sống ngoài nước Judée. Tại đây ông Saül, một người có nhiều bản lảnh, nghiên cứu những gì người ta truyền miệng về Đức Jésus, và viết nhiều bài gởi cho dân bản xứ, toàn là người không phải là DoThái. Nhờ việc làm của ông Saül, số người biết tiếng tâm của Đức Jésus càng ngày càng đông, và nhốm của Pierre phát triển, thu hút được thêm nhiều người đồng tâm. Ông Saül chính là người mà sau nầy Ki-tô giáo gọi là Thánh Paul, Saint Paul (người Ki-tô giáo Việt Nam dịch là Thánh Phao-Lồ).

Bố thí, Tình thương

Lòng nhân ái, tình thương yêu đều có thể tìm ra trong mọi đạo giáo, không chỉ có trong Ki-tô giáo. Trong Đạo Phật, ăn chay, không sát sanh là một cách thương yêu mọi vât của tạo thế. Đức Phật có nói « Vì hận thù sẽ không bao giờ kết thúc bằng hận thù, hận thù sẽ kết thúc bằng tình thương ». Tuy vậy, tình thương yêu trong Ki-tô giáo có một chổ đứng đặc biệt.

Ki-tô giáo có bẩy loại “Đức”. Bốn loại Đức thuộc loại đạo đức trong xả hội (4 Vertus cardinales) : đó là “Sức mạnh, lòng can đảm” (Force, Courage), “Cẩn thận” (Prudence), “Sự chừng mực” (Tempérance) và “Sự công bằng” (Justice). Ba loại Đức thuộc phần thần học (3 Vertus théologales): “Lòng tin” (Foi), “Hy vọng” (Espérance), và “Bố thí, Tình thương” (Charité, Amour).

Thánh Paul có viết trong Thơ số một (Première Epitre) cho người Corinthiens: « Bây giờ cả ba đức đó còn đó: Lòng tin (la Foi, pistis), Hy vong (l'Espérance, helpis) và Bố thí (Charité) nghỉa là Tình thương (Amour); nhưng Tình thương lớn nhứt ». Ông còn giải nghỉa: « Khi đã có Lòng tin rồi thì không cần Hy vọng nửa, chỉ còn Bố thí, mà Bố thí là Tình thương ». Đó là lý do người ta thường ghép “tình thương và bối thí” với Ki-tô giáo.

Ba đặc điểm tối thượng của Ki-tô giáo

Ki-tô giáo có ba đặc điểm quan trọng sau đây:

Đặc điểm thứ nhứt là “người sanh ra có tội sẳn rồi (tội nguyên tổ, péché originel)”. Con người có tội sẳn khi mới sanh ra vì ông Adam không nghe lời của Thượng Đế và ăn quả cắm cùng với bà Eva. Do đó, muốn gia nhập vào Ki-tô giáo, phải qua lể “rửa tội” (baptême).

Đặc điểm thứ nhì là “Đức Jésus vừa là Thượng đế, vừa là con của Thượng đế, đã hy sinh trên thánh giá để cứu rổi nhân loại”.

Vào năm 325, Hoàng đế Constantin hộp Hội Đồng Ki-tô giáo (Concile) đầu tiên tại Nicée, tại Thổ Nhỉ Kỳ (Turquie). Một số câu hỏi được đặt ra, và Hội Đồng gồm đại diên của các nhốm Ki-Tô giáo rải rác trong đế quốc Đông La Mả, bỏ phiếu lấy quyết định để thống nhứt tin tưởng và đặt nền tãng vững chắc cho Ki-Tô giáo.

Đối vối câu hỏi “ Đức Jésus là đặc sứ của Thượng Đế hay vừa là con của Thượng Đế và vừa là Thượng Đế ?”, số người theo giám mục Arius trả lời “là đặc sứ của Thượng Đế, vì Con khác Cha, không phải là Cha”. Vì là tiểu số, nên họ bị trục xuất ra khỏi Hội Đồng. Sau đó, hai nhốm, vì không cùng ý kiến, giết lẩn nhau đến khi nhốm theo Arius, gọi là người Ariens trong tiếng Pháp, hoàn toàn bị tiêu diệt khoản hơn 100 năm sau.

Từ cuộc bỏ phiếu đó, Tôn chỉ (Credo) của Ki-tô giáo là Jésus “vừa là Thượng đế, vừa là con của Thượng đế”, “vừa là Cha, vừa là Con”. Ki-tô giáo tin nên “ba ngôi, một thể”, hay “chúa ba ngôi” (Trinité): Cha, Con và Thánh Thần (le Père, le Fils et le Saint Esprit), Thánh Thần là Thần, Hơi thở của Thượng Đế (Esprit, souffle de Dieu).

Thêm vào đó, Đức Jésus chết là để gở tội và cứu rổi nhân loại.

Đặc Điểm thứ ba của Ki-tô giáo là “Đức Jésus chết, rồi phục sinh”.

Ai cũng biết, theo Ki-tô giáo, Đức Jésus chết trên thánh giá, rồi sống lại ba ngày sau đó. Thánh Paul có nói: « Nếu Đức Jésus không có phục sinh, bài thuyết giáo của ta sẽ vô ích, và lòng tin của quí vị cũng vô ích » (1Cor 15:14.).

2. Những đặc điểm khác

Ngày sanh của Đức Jésus

Kinh thánh của Ki-tô giáo không có ghi gì về ngày sanh của Đức Jésus. Ngày nay, phần đông những nhà nghiên cứu cùng đồng ý nhau là Đức Jésus không sanh vào ngày 25 tháng 12[1] của năm 0. Năm 0 do thầy tu Denis le Petit (470-khoản giửa 537 và 555) ước định sau nhiều tính toán nhưng không dựa trên thiên văn học, nên rốt cuộc được công nhận là không đúng nhưng không sửa. Họ ước định năm sanh của Đức Jésus nầm vào khoản từ năm - 4 đến năm -7, và vào cuối tháng 3 hay đầu tháng 4 hoặc trước mùa thu chứ không phải vào ngày 25 tháng 12[2].

Ngày 25 tháng 12 là ngày mà ban ngày ngắn nhứt trong năm (solstice d'hiver, đông chí), và cũng là ngày sanh của Thượng đế Mithra của nước Perse, trở thành thượng đế Sol Invictus, nghỉa là Mặt trời, trong xả hội Đông La Mả thời Hoàng đế Constantin.

Tôn giáo Mithraisme lúc đó rất thịnh vượng, và những ngày lể trong xả hội là ngày lể của tôn-giáo nầy. Ki-tô giáo lấy những ngày lể của tôn giáo Mithraisme và áp dụng cho chính tôn giáo mình : ngày sanh của Mithra trở thành ngày sanh của Đức Jésus, và ngày của mặt trời (sunday) là ngày lể của Mithraisme trong tuần, trở thành ngày “Chúa nhựt” của Ki-tô giáo[3].

Đọc tiếp với

https://drive.google.com/file/d/1YEcHpyUq4J1Bn4HsdN8TSEn3NiNDhkIq/view?usp=sharing


[1] Vì lý do đó, người Ki-Tô giáo thuộc nhốm hội "Quakers" bên Mỷ, không làm lể ăn mừng ngày sanh của Đức Jésus.

[2] https://www.jw.org/vi/kinh-thanh-giup-ban/thac-mac/khi-nao-chua-gie-su-sinh-ra/, https://vi.wikipedia.org/wiki/Giê-su, https://fr.wikipedia.org/wiki/Date_de_naissance_de_Jésus

[3] Mổi ngày trong tuần tượng trưng cho một trong 7 hành tinh: hành tinh của thứ hai (lundi trong tiếng Pháp) là Lune, mặt trăng; của thứ ba (mardi) là Mars; của thứ tư (mercredi) là Mercure; của thứ năm (Jeudi) Jupiter; của thứ sáu (vendredi) Vénus; của thứ bẩy (samedi) Saturne; của chúa nhựt (dimanche, sunday bằng tiếng Anh) là Mặt trời.

3.Ngoại Giáo Công Truyền và Nội Giáo Tâm Truyền

https://drive.google.com/file/d/0B2KKmZzuMCLvaVdVNm9fRzBGNlk/view?usp=sharing

NGOẠI GIÁO CÔNG TRUYỀN VÀ NỘI GIÁO TÂM TRUYỀN

(Tập Chí Cao Đài số 20 tháng 9 2015)

Nguyễn Ngọc Châu

Ta đến từ đâu? ta là gì? rồi ta sẽ về đâu?”. Xã hội nào cũng đặt câu hỏi nầy, đánh dấu sự bâng khuâng của con người trước bí mật của sanh, sống, và chết.

Các truyền thống và tôn giáo trên thế giới đều có cách trả lời theo tư tưởng của mình các câu hỏi đó. Hơn nửa, họ còn đặc biệt chú trọng đến câu hỏi thứ ba: nếu ta hành động đúng để hợp đủ các điều kiện cần thiết, ta có thể, một lúc nào đó, được giải thoát hoàn toàn. Giải thoát có nghỉa là không còn nợ với trần gian nầy, và trở về trạng thái trước khi có Tạo Hóa, mà Cao Đài Giáo gọi là "quy nguyên", Phật Giáo gọi là "niết bàn", và các tôn giáo phương Tây gọi là "trở về Thượng Đế".

Có thể nói, mục tiêu giửa các giáo lý tương tựa với nhau, sự khác biệt đúng là trên các con đường đưa đến mục tiêu. Vậy câu hỏi đặt ra là, có gì đặc biệt giửa các con đường đi đến mục tiêu nầy?

Trả lời là có: tất cả các con đường đều giống nhau ở điểm họ cùng gồm hai phần.

NGOẠI GIÁO CÔNG TRUYỀN (NGCT)

Có một phần mở rộng cho mọi người, ai cũng có thể tiếp thu, thông hiểu và thực hành được, gọi là “Exoterism” trong tiếng Anh, “Exotérisme” trong tiếng Pháp, và “Ngoại Giáo Công Truyền” trong Cao Đài Giáo. Đó là phần "ngoài" ("exo") của tôn giáo, giúp con người tỉnh ngộ, tu thân, dưởng trí, sống hiền ở lành, biết bồn phận đối với Thượng Đế, đối với xả hội, đối với chính mình. Đó cũng là phần Thân Đạo (đối chiếu với Tâm Đạo trong Nôi Giáo Tâm Truyền) và Thế Đạo (đối chiếu với Thiên Đạo), trong thế giới hửu hình (đối chiếu với thế giới vô hình).

NỘI GIÁO TÂM TRUYỀN (NGTT)

Phần nhì đòi hỏi có đủ trình độ và khả năng hấp thụ mới thông hiểu và hành được, vì trừu tượng, ẩn kỷ dưới danh từ bình thường, cần được truyền lại và được có người chỉ dẩn. Đó là phần “Esoterism” trong tiếng Anh, “Esotérisme” trong tiếng Pháp và “Nội Giáo Tâm Truyền” trong Cao Đài Giáo , và là phần tu Tâm khi Tâm đã được phế dẹp mê vọng, danh lợi, tình đời, lưu luyến hồng trần. Đó cũng là phần Thiên Đạo (đối chiếu với Thế Đạo), Tâm Đạo ( đối chiếu với Thân Đạo), trong thế giới vô hình.

LIÊN QUAN GIỬA HAI PHẦN NGCT VÀ NGTT

René Guénon (1886-1951)[1], môt nhà nghiên cứu có tiếng của Pháp, tác giả cùa rất nhiều sách về siêu hình học, về duy linh học và về Nội Giáo Tâm Truyền trong tư tưởng Tây và Đông phương, viết rằng phần Ngọai Giáo Công Truyền của tư tưởng truyền thống Trung Hoa được Đức Khổng tử trích ra để giảng dạy dân gian, trong lúc phần Nội Giáo Tâm Truyền thì được Lảo tử ghi lại trong Đạo Đức Kinh.

Theo René Guénon, hành Khổng Giáo như đi trên cành ngang của cây thánh giá. Người hiền sinh, bậc cao nhứt của Khổng Giáo, người áp dụng trung dung, ngủ thừa, giử lành, tránh dử, làm theo ý Trời, như nhìn lên Trời tìm đường đi tiếp. Con đường đứng từ điểm giửa là con đường tu luyện của người hành Đạo Lảo. Họ tìm cách đi lên tuyệt cao để đến tận mức "quy nguyên", mục tiêu của họ.

Đọc tiếp với


https://drive.google.com/file/d/0B2KKmZzuMCLvaVdVNm9fRzBGNlk/view?usp=sharing


[1] René Guénon vào cuối đời rời bỏ Ky Tô Giáo và gia nhập tồ chức "Sufism" để hành Nội Giáo Tâm Truyền của Hồi Giáo như một số người ở thời đó. Lý do là, Ky Tô Giáo chỉ truyền Ngoại Giáo Công Truyền cho tín đồ, trong lúc ông muốn đi xa thêm nửa.