Bài tiếng Việt

1.Tu Tam Thừa tại Cao Đài Ban Chỉnh Đạo (Bến Tre)

Phương Tu của Cao Đài Ban Chỉnh Đạo

Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo thực hiện phương tu Tam Thừa - Cửu Phẩm, căn cứ vào Pháp Chánh Truyền, Tân Luật làm phương tu căn bản và kết hợp với Đường Lối Hành Đạo của Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương qua các Tuyên Ngôn Dạy Đạo...

1/ TAM THỪA:

    A/ HẠ THỪA:

        Người mới nhập môn tu theo cấp Hạ Thừa, lấy gia đình làm nền tảng tu thân, thực hiện Tứ Đại Điều Quy, Ngũ Giới Cấm, Ngũ Thường, Tứ Đức, giữ lục chay (ăn chay 06 ngày/ tháng), căn Cứ vào Thế Luật mà Hành Đạo.

    B/ TRUNG THỪA:

        Người tu bậc Trung thừa hiến thân nữa đời- nữa đạo, lấy nhà tu Trung Thừa ở Toà Thánh hoặc Họ Đạo thực hiện Chơn Truyền, phải nhận lãnh trách nhiệm nơi Toà Thánh hoặc Họ Đạo mà hành Đạo, phải ăn chay 16 ngày/ tháng.

    C/ THƯỌNG THỪA:

        Thượng thừa là bậc tu cao nhất trong Đạo phải hiến thân trọn đời hành đạo, phụng sự nhơn sanh, lấy nhà tu Thượng thừa ở Toà Thánh để thừa hành Tân Pháp Chơn Truyền, tu giải thoát theo " Thập Nhị Đẳng Cấp Thiêng Liêng" (Thính Thiện, Hành Thiện, Giáo Thiện, Chí Thiện, Hiền Nhơn, Thánh Nhơn, Đạo Nhơn, Tiên Tử, Phật Tử), phải trường chay.

        Chức sắc Cửu Trùng Đài từ Giáo Hữu và Hiệp Thiên Đài từ Bảo Quân trở lên phải Thượng Thừa.

2/ CỬU PHẨM THẦN TIÊN:

        1/ Tín Đồ (Địa Thần)

        2/ Chức Việc (Nhơn Thần)

        3/ Lễ Sanh (Thiên Thần)

        4/ Giáo Hữu (Địa Thánh)

        5/ Giáo Sư (Nhơn Thánh)

        6/ Phối Sư (Thiên Thánh)

        7/ Đầu Sư ( Địa Tiên)

        8/ Chưởng Pháp (Nhơn Tiên)

        9/ Giáo Tông (Thiên Tiên)

 PHƯƠNG TU TAM THỪA: HẠ THỪA - TRUNG THỪA - THƯỢNG THỪA

I/ HẠ THỪA:

     1/ Thọ giới nhập môn - giữ tròn hai mươi bốn điều của Tân Luật.

     2/ Lấy gia đình làm nền tảng - có kỉnh an Thánh Tượng (lập Thiên Bàn thờ tại nhà).

     3/ Cúng tứ thời (ít nhất hai thời), phổ độ mười hai người nhập môn.

     4/ Giữ Ngũ Giới Cấm - Tứ Đại Điều Qui.

     5/ Mỗi tháng ăn chay sáu ngày, làm công quả sáu ngày.

     6/ Siêng năng đi Thánh Thất hầu đàn và lễ Quan Hôn Tang Tế.

     7/ Có học hạnh đường, có đức tin, đạo hạnh và lối sống văn hoá.

     8/ Phải mến quê hương, thảo cha mẹ, nghĩa vợ chồng.

     9/ Phổ độ con cháu: tắm Thánh, Đồng nhi, Lễ sỹ, nhạc sinh, 18 tuổi nhập môn.

     10/ Giữ Tròn Qui Giới, hưởng đủ bảy phép bí tích, đắc vị Địa Thần.

II/ TRUNG THỪA:

        1/ Lập nguyện tu vào bậc Trung Thừa" Hiến thân nửa Đời, nửa Đạo"

     2/ Nền tảng là nhà tu Trung Thừa chánh và chi nhánh hoặc cơ sở Trung Thừa.

     3/ Cúng kính tứ thời (tập huờn hư), phổ độ ba mươi sáu ngưới vào Đạo.

     4/ Ăn chay Thiên ngươn (16 ngày), làm công quả 16 ngày mỗi tháng.

     5/ Giữ Ngũ giới cấm, Tứ đại điều qui, Tứ diệu đề, Đạo bát chánh.

     6/ Có học hạnh đường, có đức tin, hạnh đức, văn hoá.

     7/ Siêng năng học Đạo, tu thân, làm công quả, giữ hạnh Ôn, Lương, Cung, Kiệm Nhượng.

     8/ Phải có nhiệm vụ hành Đạo (Hành chánh Đạo)

     9/ Giữ tròn Thiên Chức Lễ Sanh (mặc Thiên Phục chầu lễ)

     10/ Giữ tròn nội qui Trung Thừa , đắc vị Thiên Thần.

III/ THƯỢNG THỪA:

     1/ Thọ giới tu vào bậc Thượng Thừa , xuất gia hành Đạo.

     2/ Ở Nhà Tu Thượng Thừa hành quy giới để tu tiến.

     3/ Phải trường chay, tuyệt dục (giữ thân tâm không không)

     4/ Phế hết muôn việc trần gian, hiến thân trọn đời cho Đạo.

     5/ Giữ tròn Ngũ giới cấm, Tứ Đại Điều Qui, Tứ Diệu Đề, Đạo Bát Chánh.

     6/ Giữ hạnh Ôn, Lương, Cung, Kiệm Nhượng và lời dạy cần yếu của Đức Giáo Tông.

     7/ Thường xuyên cúng kính, hườn hư, tịnh định (thọ phép bí tích)

     8/ Phải có trình độ căn bản: giáo lý, hành chánh, hành lễ, phương tu.

     9/ Phải chấp nhận bổ nhiệm hành Đạo do lịnh của Hội Thánh.

     10/ Nghiêm mật nêu gương hạnh đức tiêu biểu thành phần Chức Sắc lãnh đạo.

     11/ Nêu cao tinh thần vị Nhơn Sanh, xả thân hành Đạo thành Gương.

     12/ Năng công phu, hành thiền, luyện Đạo và đắc Pháp.

2.Ngủ Liên Hườn Thi (năm bài thơ của một nhà tu được một người đời họa lại)

3.Phép giảng trong tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời ( Alexandre de Rhodes, 1651)

Quyển sách dày 260 trang. Có thể nhập về với lik sau đây. Le livre fait 260 pages. Vous pouvez y avoir accès en allant au lien suivant : 

https://drive.google.com/file/d/13FgIoOjW3dFgwQl8R_JXEbZnq3NnOQak/view?usp=sharing